Mật ong dú là gì?

Khi nhắc tới mật ong dú thì có lẽ nhiều người khá ngạc nhiên chưa từng nghe qua loại này. Khác biệt với nhiều loại mật ong rừng thì mật ong dú quả thực khá là hiếm. Ngày nay, mật ong dú tự nhiên cũng không hề được bán nhiều trên thị trường nên giá cả loại này thường khá đắt và có khi có tiền cũng không mua được. 


Vậy mật ong dú là gì?
Ong dú là loài ong có kích thước nhỏ nhưng mật được tạo ra từ loài ong này rất quý, có nhiều tác dụng về mặt dược tính, mỹ phẩm. Có công hiện cực kỳ tốt cho sức khỏe không thua kém bất kỳ loại mật ong rừng nào.

Ong dú cũng là tên một loại ong trong tự nhiên, tùy theo từng nơi mà tên gọi của loài ong này khác nhau, như: Ong dú, ong dú, ong lỗ… còn tên khoa học của nó là Stingless Bee. Có một đặc điểm thú vị là không giống đồng loại như ong mật, ong ruồi… kích cỡ của loài ong này nhỏ hơn, chỉ bằng 1/2 đến 2/3; tính hiền, ít chích đốt và cũng không gây nguy hiểm cho người.
Ong dú thường làm tổ trong bọng cây, tre… Mật ong dú được tạo ra từ nước miếng của ong và phấn hoa chuyển hóa mà thành, chứ không phải từ mật hoa,… cho nên mật ong dú có nhiều công dụng y học hơn so với các loại mật ong khác.
Ong dú rất bé, có cách tạo mật cũng thật đặc biệt. Theo một số tài liệu thì mật ong dú có vị ngọt, thanh và hơi chua. Cùng với nhiều tác dụng trong y học như: thanh nhiệt, chống viêm, giải độc, giảm đau, sát trùng vết thương, chữa viêm đường tiêu hóa, dạ dày, đại tràng, tưa lưỡi, tiêu đờm… sáp và mật ong dú còn được sử dụng chế biến để làm đẹp, như: Dưỡng da, tẩy tế bào chết, giảm béo…
Như vậy, ta có thể thấy không những mật ong dú có đủ những tính chất và giá trị của mật ong rừng thông thường mà nó còn có nhiều công dụng khá đặc biệt. Chính vì giá trị như vậy, bên cạnh đó không dễ tìm, thu lấy và số lượng mật lại quá ít… cho nên mật ong dú tự nhiên được rất nhiều người lùng tìm.
Nuôi ong dú mang lại giá trị kinh tế cao. Hiện nay việc nuôi ong dú theo hướng hoang dã đã được nhiều nơi thực hiện và đạt nhiều kết quả kinh ngạc.
Khi tổ ong đủ lớn, có biểu hiện tách đàn cũng là lúc người nuôi ong chuẩn bị thùng bọng để “san” đàn (kích thước thùng nuôi ong 50x20x20cm, 6 mặt đều kín, chỉ chừa một lỗ nhỏ cho ong chui ra, chui vào). Ong chúa mẹ sẽ ra đi theo tổ mới để lại một nửa “quân” cho ong chúa con lớn lên tiếp tục “cầm quân”.
Việc “san đàn” phụ thuộc nhiều vào mùa, thời tiết, nhiệt độ môi trường, nếu đàn ong phát triển thuận lợi, việc tách đàn diễn ra nhanh. Ong dú có thể hoạt động trong vòng bán kính 5km, trời sắp chuyển mưa có thể nhận biết ngay khi thấy đàn ong chấp chới bay về tổ. Nuôi ong dú rất khỏe, không tốn chi phí bởi không lo cho chúng ăn và bệnh tật. Tuy nhiên, ong dú cũng rất mẫn cảm với sự thay đổi của môi trường. Thời tiết nóng, lạnh, nắng, mưa bất thường có thể làm cho đàn ong nhiễm bệnh (nấm, vi khuẩn…). Ong nhiễm bệnh sẽ kém hoạt động, nằm lỳ trong tổ, không bài tiết được và chết. Ong khỏe sẽ tha xác ong chết ra ngoài. Nếu đàn ong chết quá nhiều xem như tổ hỏng.
Ong dú cũng không chịu được mùi hôi của phân gia súc, gia cầm; mùi hóa chất phun xịt hay tiếng ồn, nước thải; nuôi ong dú cũng cần cẩn thận ngăn ngừa địch hại là kiến, thằn lằn…

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét